Đăng ký sở hữu trí tuệ là một trong những khái niệm không còn xa lạ đối với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp Việt. Đây là một trong những cách giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu về cách đăng ký sở hữu trí tuệ trong bài viết sau đây!
Đăng ký sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững
Sở hữu trí tuệ là gì?
Sở hữu trí tuệ hay còn được gọi là tài sản trí tuệ, được tạo ra thông qua quá trình hoạt động sáng tạo của con người. Sở hữu trí tuệ được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ do cho người tạo ra. Các sản phẩm có thể đăng ký sở quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: các tác phẩm văn học, phần mềm, phát minh âm nhạc, sáng chế…
Quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa có liên quan đến:
– Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
– Các sản phẩm của con người trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật
– Kiểu dáng công nghiệp
– Liên quan đến việc bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, tên thương mại, thương hiệu, biểu trưng…
– Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh
– Các quyền liên quan đến hoạt động trí tuệ
– Các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự hỗ trợ sáng tạo của con người
Vì sao doanh nghiệp cần đăng ký sở hữu trí tuệ?
Thúc đẩy sự sáng tạo
Ngày nay, khi các nền tảng mạng xã hội và Internet ngày càng phát triển, rất nhiều tác phẩm sáng tạo ra đời và tiếp cận dễ dàng đến công chúng. Tuy nhiên, vấn đề đạo nhái, ăn cắp ý tưởng cũng vì vậy mà tăng nhanh. Điều này không chỉ làm tổn hại tinh thần của người sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Do đó, khi quyền sở hữu trí tuệ ra đời, các tác giả được quyền bảo vệ tác phẩm của mình thông qua pháp luật. Nhờ vào việc đăng ký sở hữu trí tuệ, tác giả sẽ có thêm động lực để thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng để cho ra những “đứa con tinh thần” của riêng mình, phục vụ cho cộng đồng và thu về lợi ích cá nhân bằng tài sản trí tuệ hiện có.
Tăng hiệu quả kinh doanh
Khi có được quyền sở hữu trí tuệ, đây được xem là tài sản quý giá của mỗi cá nhân, tổ chức. Do đó, cá nhân hoặc tổ chức có thể bảo vệ quyền lợi và kinh doanh dựa trên các quy định về luật sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: khi đã đăng ký quyền sở hữu về một sáng tác âm nhạc, bạn có quyền dùng sản phẩm này để ký bản quyền với những ca sĩ khác nhau, sao cho đúng với pháp luật hiện hành. Điều này sẽ mang lại lợi nhuận cho cả đôi bên, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Người tiêu dùng khi sử dụng đúng sản phẩm đã đăng ký sở hữu trí tuệ, họ có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng mà không sợ mua phải hàng kém chất lượng. Điều này góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp
Quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu của chính mình trên thị trường. Chính vì vậy, trong mọi trường hợp nếu xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ quyền lợi thỏa đáng.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Khi các doanh nghiệp đều được bảo vệ bởi pháp luật nhờ vào việc đăng ký sở hữu trí tuệ, điều này góp phần thúc đẩy và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các công ty. Từ đó, sẽ tạo nên cộng đồng doanh nghiệp lành mạnh và phát triển bền vững.
Tạo uy tín cho doanh nghiệp
Với sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường do các doanh nghiệp luôn đổi mới và phát triển, việc có được quyền sở hữu trí tuệ cho mỗi sản phẩm riêng sẽ góp phần tạo thêm điểm cộng trong mắt người tiêu dùng. Uy tín của doanh nghiệp cũng từ đó được tăng lên đáng kể.
Các bước đăng ký sở hữu trí tuệ
Bước 1: Xác định sản phẩm cần đăng ký
Bạn cần xác định loại sản phẩm cần đăng ký sở hữu trí tuệ để tìm hiểu đúng những quy định theo luật sở hữu trí tuệ 2005.
Bước 2: Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký
Tương ứng với 3 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ có 3 cơ quan tiến hành thủ tục mà bạn nên tham khảo trước.
Đối với quyền sở hữu trí tuệ cho công nghiệp, thủ tục sẽ được thực hiện bởi Cục Sở hữu trí tuệ.
Đối với sở hữu trí tuệ về giống cây trồng sẽ thông qua Cục Trồng trọt.
Đối với đăng ký về quyền tác giả và các quyền liên quan sẽ do Cục Bản quyền Tác giả thực hiện.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký cho các đối tượng công nghiệp bao gồm các giấy tờ liên quan như: Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền; 2 bản tờ khai đăng ký; 2 bản mô tả sáng chế kèm hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế; 5 mẫu nhãn hiệu đính kèm với kích thước 8cmx8cm; 2 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; 2 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ; Tài liệu khác liên quan (nếu có).
Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và các quyền liên quan bao gồm: Giấy cam đoan của người sáng tác tác phẩm; Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm; Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả; Đơn đăng ký bản quyền tác giả; quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả; Văn bản đồng ý của tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả; Chứng minh thư của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập…
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký và theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được quyết định cuối cùng về việc đăng ký.
Làm thế nào để đăng ký sở hữu trí tuệ?
Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là một quy trình dài và mất nhiều thời gian từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khâu nộp và chờ kết quả. Trong quá trình thực hiện các hồ sơ, nếu không có sự hướng dẫn kỹ càng và kinh nghiệm làm hồ sơ, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức.
Thấu hiểu những khó khăn trong quá trình đăng ký quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức, Len Nguyễn Media đã cho ra mắt dịch vụ tư vấn quyền sở hữu trí tuệ để hỗ trợ khách hàng. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tâm và dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn các chứng nhận ISO, quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bản quyền… Len Nguyễn Media tự hào là đơn vị đồng hành cùng các doanh nhân, doanh nghiệp trong quá trình phát triển thương hiệu và phát triển kinh doanh bền vững.
Tư vấn – Chứng nhận:
• ISO 9001:2015 | Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế
• ISO 22000:2018 | Hệ thống quản lý ATTP theo tiêu chuẩn Quốc tế
• HACCP | Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
• ISO 14001:2015 | Hệ thống quản lý môi trường theo chuẩn Quốc tế
• ISO 13485:2016 | Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành TBYT
• ISO 45001 | Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
• GMP Thực phẩm | GMP Mỹ phẩm
• VietGap Trồng trọt; Chăn nuôi, GlobalGap
• Kiểm nghiệm sản phẩm, xét chỉ tiêu, công bố…
• Chứng nhận Hợp chuẩn | Chứng nhận Tiêu chuẩn
• Kiểm định – Giám định
• Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, Bản quyền tác giả, Mã số mã vạch…