Thương hiệu, Nhãn hiệu danh tiếng Việt Nam – CEO bản lĩnh hội nhập năm 2019
14 Tháng Ba, 2020
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA
17 Tháng Bảy, 2021

Chứng nhận AC 1600:2020 – Giải pháp tối ưu ngăn chặn hàng giả và vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

Hiện nay, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều trên thị trường gây thách thức không nhỏ cho cơ quan quản lý Nhà nước, hoang mang với người tiêu dùng, khiến nhiều doanh nghiệp chân chính điêu đứng.

Chống hàng giả bảo vệ người tiêu dùng, vì sao gian nan? Trước đây, việc làm giả làm nhái chỉ dừng lại ở phân khúc hàng giá rẻ, bình dân và hoạt động nhỏ lẻ. Tuy nhiên, việc làm giả hàng nhái đang ngày càng trở nên tinh vi, khó kiểm soát. Đánh cả vào phân khúc những mặt hàng cao cấp, thậm chí xuất hiện ở ngay cả những trung tâm mua sắm, cửa hàng bán đồ cao cấp của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Hơn nữa, những mặt này còn rất đa dạng từ chủng loại đến mẫu mã, màu sắc đáp ứng được những xu hướng mới nhất trên thị trường. Và đặc biệt là mức giá êm hơn rất nhiều so với hàng chính hãng. Điều này càng khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn việc lựa chọn những sản phẩm chất lượng.

Sử dụng sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng không chỉ chịu thiệt hại về kinh tế. Mà lâu dài hơn là về chính sức khỏe của mình. Có thể kể đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng hàng không đảm bảo chất lượng như bỏng nặng do nổ điện thoại khi sử dụng dây sạc kém chất lượng; như ngộ độc cồn vì uống phải rượu giả; ngộ độc thực phẩm khi ăn phải thực phẩm hết hạn sử dụng; hay da bị dị ứng mẩn ngứa khi dùng mỹ phẩm giả hoặc gặp phải biến chứng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng vì thuốc giả…

Việc phân biệt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng không hề dễ dàng đối với người tiêu dùng. Khi mà các sản phẩm được làm giả ngày một tinh vi, giống hàng thật từ nhãn hiệu, kiểu dáng đến những chi tiết nhỏ nhất.

Giải pháp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ thương hiệu:

Theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy vai trò tham gia của doanh nghiệp – chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong thực thi là rất quan trọng. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đã quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác phối hợp và hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật. Sự liên minh giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa. Doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá của mình, không nên coi việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu cần chủ động gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ.

Đối với người tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn chống lại hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước. Việt Nam hiện nay cần phải thiết lập một cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Theo đó, nhà sản xuất cần bỏ kinh phí để thông báo đến người tiêu dùng nhằm phân biệt hàng thật của mình với hàng giả và có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu dùng phát hiện ra hàng nhái, hàng giả. Hơn nữa, cũng nên có một hành lang pháp lý do Hội bảo vệ người tiêu dùng lập ra để bảo vệ người tiêu dùng sau khi mua hàng.
    Sử dụng các giải pháp chứng thực hàng hóa để bảo vệ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trước mối đe dọa từ hàng giả, hàng nhái. Doanh nghiệp và người tiêu dùng cần tạo liên kết chặt chẽ hơn đưa ra thông tin hai chiều liên tục tránh kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung.

“XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU

  1. Khái niệm AC 1600:2020:

 AC 1600:2020 (Anti Counterfeiting and Brand Protection)là chứng nhận thực hành kinh doanh sản xuất tốt cho “Hệ thống quản lý lưu mẫu đối chứng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu” được CACAP nghiên cứu xây dựng từ năm 2012 và phát hành chính thức vào năm 2018

Lợi ích sâu rộng:

  • Nâng cao giá trị thương hiệu công ty với đối tác, đại lý và khách hàng thông qua việc chứng minh quy trình chủ động chống hàng giả.
  • Cảnh báo mạnh mẽ đến các đơn vị đã, đang và có ý định sản xuất hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu của công ty.
  • Trích xuất mẫu tại ngân hàng lưu trữ để Cơ quan quản lý đối chứng nhằm xử phạt các đơn vị sản xuất hang giả, hang nhái và vi pham sở hữu công nghiệp
  • Nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý, nhân viên về quy trình chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
  • Đưa hệ thống kinh doanh sản xuất vào trạng thái tập trung, luôn trong tư thế chủ động chống lại các hành vi sản xuất hàng giả, vi phạm bản quyền thương hiệu
  • Thực hành việc liên kết các mắt xích pháp lý rời rạc trong quy trình sản xuất thành lá chắn mạnh mẽ chống hàng giả và  bảo vệ thương hiệu

Giá trị đạt được:

  • Chứng minh nguồn gốc sản phẩm
  • Chứng minh chất lượng sản phẩm
  • Chứng minh hiệu lực được bảo vệ thương hiệu
  • Chứng minh tính chất đúng trong tranh chấp thương mại

Đội ngũ xây dựng và cố vấn:

  • Các chuyên gia trong lĩnh vực và bảo vệ thương hiệu
  • Các luật sư trong lĩnh vực kinh tế, thương mại (tố tụng và tư vấn)
  • Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, các kỹ sư trong lĩnh vực  sản xuất, bảo quản chế biến công nghệ thực phẩm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Bách khoa Tp. HCM,…
  • Các đơn vị quản lý nhà nước bao gồm: Bộ khoa học và công nghệ, Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Cục sở hữu trí tuệ, các Cục và Vụ chuyên môn quản lý kinh tế
  • Các đơn vị Nghiên cứu khảo sát đánh giá thị trường (Viện khảo sát đánh giá chỉ số cạnh tranh,…)
  • Các đơn vị phòng kiểm nghiệm LAB trong nước (Quatest, Viện Pasteur…) và ngoài nước (SGS, TUV, Eurofins, MNA,…

Các bước cấp chứng nhận AC 1600:

  1. Tiếp nhận thông tin
  2. Đánh giá sản xuất, lập hồ sơ lưu mẫu và đào tạo
  3. Thẩm định hồ sơ
  4. Ban hành quyết định cấp chứng nhận
  5. Kiểm soát – duy trì và nâng cấp hệ thống

Không phài một sớm – một chiều, doanh nghiệp có ngay một thương hiệu mạnh. Để có một thương hiệu có uy tín trên thị trường và trong tâm trí khách hàng, doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian và tài chính, phải xây dựng và thực thi các bước đi chiến lược và cần có các nỗ lực toàn diện. Vì vậy AC 1600:2020 sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc, nâng cao khả năng bảo vệ cho sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp.