Thực hiện đề án ” Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi ” trong thời điểm dịch Covid -19 đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với nền kinh tế trong nước, sau thời gian hướng dẫn, trợ giúp doanh nghiệp sản xuất nấm tại tỉnh Sơn La xây dựng hồ sơ vay vốn, ngày 18/11, Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ (RISME) đã phối hợp cùng GĐ ngân hàng SHB- Chi nhánh Sơn La tổ chức buổi thẩm định trực tiếp tại nhà máy và nông trường sản xuất của doanh nghiệp. Theo công văn số 102/VP-VNCDN ngày 28/10/2021 sửa đổi, bổ sung cho công văn số 100/VP-VNCDN ngày 28/08/2021, đã có gần 150 doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ (RISME) trong quá trình xây dựng hồ sơ, thẩm định, tiếp cận và giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi với lãi xuất từ 2,16% – 4%/ năm. Đây là đề án thiết thực và cấp bách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung nguồn tiền phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, nhanh chóng phát triển, phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19
Sản xuất nông nghiệp là một trong những lĩnh vưc nằm trong đối tượng được cho vay được quan tâm đặc biệt của Quỹ. Để phù hợp với nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thực tế, tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm của một số khách hàng cá nhân, hộ gia đình đã được điều chỉnh nâng lên; đồng thời, đối với tổ chức, cá nhân có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp được xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70-80% giá trị phương án sản xuất kinh doanh.
Đến nay đã có trên 80 TCTD và 1.181 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay nông nghiệp nông thôn, với mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp đến tận thôn bản, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ phát triển lĩnh vực này. Tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 19,83%, cao hơn mức tăng tín dụng chung của nền kinh tế (16,02%). Vì vậy, cần có sự phối hợp tích cực hơn của các Bộ ngành, địa phương để tạo điều kiện cho ngành ngân hàng tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xem xét, quyết định cho vay
Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch tả lợn Châu Phi…, song tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn đạt mức tăng trưởng khá, đến cuối tháng 9/2020 đạt trên 2,16 triệu tỷ đồng với trên 14 triệu lượt khách hàng còn dư nợ, tăng 5,84% so với cuối năm 2019 và tăng gấp 2,5 lần so với đầu năm 2016, chiếm gần 25% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế
Buổi thẩm định thành công tốt đẹp, bước đầu, đoàn thẩm định đánh giá doanh nghiệp là đơn vị sản xuất thực tế, đang có nguồn thu, các vấn đề về tài sản đảm bảo, vốn chủ sở hữu đều đúng với quy định của Quỹ. Doanh nghiệp cần chuẩn bị để thực hiện bước tiếp nhận giải ngân theo tiến độ.
Theo risme.vn